Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia số ra ngày 11/9 khẳng định, điện năng từ gió có thể đáp ứng đủ nhu cầu của toàn thế giới. Khi thế giới đang tìm kiếm giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí đốt tự nhiên, thì các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời nên được khai thác như một lựa chọn thay thế. ..
Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia số ra ngày 11/9 khẳng định, điện năng từ gió có thể đáp ứng đủ nhu cầu của toàn thế giới. Khi thế giới đang tìm kiếm giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí đốt tự nhiên, thì các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời nên được khai thác như một lựa chọn thay thế.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng là các quốc gia cần có kế hoạch cấp thiết trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác nguồn lợi này.
Trái ngược với một số nghiên cứu khác gần đây, qua quá trình phân tích dữ liệu khí hậu, giới khoa học khẳng định rằng, tuabin gió có thể khai thác hàng trăm terawatt điện, vượt xa lượng điện năng thế giới đang cần.
Nhà nghiên cứu về Năng lượng tái tạo Mark Jacobson cho biết, để đạt tối đa tiềm năng về năng lượng từ sức gió, thế giới cần 1,5 tỷ cối xay gió khổng lồ được đặt ở cả vùng đất liền và ngoài khơi.
Kế hoạch trên có phần tốn kém, nhưng Jacobson đã hình dung ra một tương lai rất sáng cho vấn đề năng lượng.
Ông ước tính kế hoạch trên có thể phải xây dựng khoảng 4 triệu tuabin loại 5 megawatt, lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại tuabin nào hiện đang sử dụng, nhưng bù lại sẽ đáp ứng tới 1/2 nhu cầu điện năng của thế giới đến năm 2030.
Tuy nhiên, hiện nghiên cứu trên đang gặp phải rất nhiều bàn cãi, khi các nhà khoa học khác cho rằng, việc đầu tư có thể tiến hành nhưng phải tính đến những sự thay đổi lớn trong hướng gió bởi “không phải khi nào gió cũng thổi đúng chiều đã định”.
(theo: TTXVN)